Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh

Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh là quyền của tổ chức, cá nhân đối với một tài sản trí tuệ. Vì thế nó có những đặc trưng giống với quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng khác của sở hữu trí tuệ như: tính chất vô hình của đối tượng, phạm vi và mức độ bảo hộ ngày càng được mở rộng và có tính lãnh thổ…

Tuy nhiên, Bí mật kinh doanh có những đặc điểm riêng biệt, khác với các đối tượng khác. Do vậy, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh cũng có những đặc trưng riêng như sau:

Thứ nhất, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh là một quyền có tính thực tế của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh.

Cơ sở của quyền này là sự độc quyền thực tế của chủ thể quyền đối với một tập hợp thông tin nhất định. Mặt khác, sự bảo vệ quyền chủ thể gần như phụ thuộc vào sự toàn diện và hiệu quả của các biện pháp mà chủ thể quyền áp dụng để bảo vệ sự độc quyền của mình. Sự bảo vệ quyền có tính pháp lý thông thường chỉ được áp dụng khi có sự xâm phạm của chủ thể khác.

– Thứ hai, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh không bị hạn chế về thời hạn bảo hộ

Quyền của chủ thể đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ cho đến khi độc quyền thực tế của chủ thể đối với thông tin còn tồn tại và thông tin đó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu do pháp luật quy định. Có nghĩa là khi bí mật kinh doanh còn đáp ứng điều kiện được bảo hộ thì quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh còn tồn tại, không bị khống chế về thời hạn. Chính đặc điểm này trở thành lí do vì sao việc bảo hộ bí mật kinh doanh lại hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư kinh doanh. Cùng là sản phẩm sáng tạo của trí tuệ con người, cùng được bảo hộ không cần thông qua thủ tục đăng ký nhưng quyền tác giả lại bị giới hạn bởi thời hạn bảo hộ.

LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN

      – Thứ ba, với tư cách là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ – quyền sở hữu trí tuệ với bí mật kinh doanh không đòi hỏi sự công nhận chính thức khả năng được bảo hộ, không đòi hỏi việc đăng ký thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không đòi hỏi việc thực hiện bất cứ một thủ tục mang tính chất hình thức hay việc trả lệ phí.

Điều này cũng có ý nghĩa đối với việc lựa chọn phương thức bảo hộ bí mật kinh doanh cho đối tượng là kết quả của hoạt động sáng tạo của con người. Việc bảo hộ không cần phải qua thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giúp cho chủ sở hữu bí mật kinh doanh không tốn thời gian, công sức và tiền bạc cho việc đăng ký bảo hộ.

Như vậy với những đặc điểm nêu trên, người ta có thể dễ dàng phân biệt quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh so với quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng khác. Việc phân biệt này có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng quy định của pháp luật đúng và hiệu quả hơn.

>>Xem thêm:



Tin liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE :
0987337777

support LS Tú Anh
098 700 7777
support LS Trịnh Hậu
098 887 6556

Tin tức mới