Lợi dụng quan hệ đại lý để “đánh cắp” nhãn hiệu nước ngoài

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhãn hiệu được coi là biện pháp pháp lý hữu hiệu để xây dựng hình ảnh, uy tín của chủ thể kinh doanh, chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều trường hợp thông qua quan hệ đại lý, nhập khẩu hàng hoá, rồi tự ý sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại của doanh nghiệp nước ngoài để đăng ký làm nhãn nhiệu của mình. Như vậy là không trung thực khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT năm 2005sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Khoản 7 Điều 87 Luật SHTT quy định như sau: “Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng”.

Khi đó, hành vi tự ý sử dụng nhãn hiệu này sẽ bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh (theo điểm c) Khoản 1 Điều 130 Luật SHTT).

Ngoài ra, Việt Nam đã là thành viên của Công ước Paris năm 1883, vì thế việc điều chỉnh hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ưu tiên áp dụng quy định của Công ước Paris.

Điều 6 Công ước Paris cũng có quy định về vấn đề này như sau: “Nếu đại lý hoặc người đại diện của chủ nhãn hiệu tại một trong số các nước thành viên không được phép của chủ nhãn hiệu mà vẫn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho chính mình tại nước thành viên khác thì chủ nhãn hiệu có quyền phản đối việc đăng ký hoặc đề nghị huỷ bỏ đăng ký đó hoặc đề nghị sang tên đăng ký đó cho mình, trừ trường hợp đại lý hoặc người đại diện đó biện hộ được cho hành động của mình.”

Do đó, nếu nhãn hiệu của doanh nghiệp nước ngoài đã được bảo hộ tại quốc gia là thành viên của Công ước Paris, hoặc điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó, thì họ có quyền phản đối việc đăng ký hoặc đề nghị huỷ bỏ đăng ký đó hoặc đề nghị sang tên đăng ký đó cho mình.

Tuy nhiên, nếu nhãn hiệu của doanh nghiệp nước ngoài được bảo hộ tại quốc gia không phải là thành viên Công ước Paris, hoặc không là thành viên của điều ước quốc tế quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó, thì việc đòi lại quyền lợi trong trường hợp này sẽ trở nên khó khăn, phức tạp hơn, nếu như nhãn hiệu của doanh nghiệp nước ngoài đó không phải là nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam.

Chính vì thế, các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam cần phải chú trọng đến việc đăng ký xác lập quyền đối với nhãn hiệu. Khi xây dựng chiến lược kinh doanh (trong đó có việc xâm nhập thị trường) phải song hành có kế hoạch thực hiện việc đăng ký các đối tượng SHCN, trong đó có nhãn nhiệu.

>>> Xem thêm:



Tin liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE :
0987337777

support LS Tú Anh
098 700 7777
support LS Trịnh Hậu
098 887 6556

Tin tức mới