Các hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa bị xử phạt hành chính

Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Tuy nhiên hiện nay có không ít các trường hợp xâm phạm quyền SHCN đối với đối tượng này.

Căn cứ theo Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi bổ sung năm 2009, các nhóm hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:

  • Xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá gây thiệt hại cho chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về SHTT là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

Mặt khác, hành vi vi phạm hành chính có bốn điểm cơ bản sau:
(i) Hành vi trái pháp luật, vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước;
(ii) Hành vi do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý;
(iii) Mức độ nguy hiểm của hành vi chưa tới mức cấu thành tội phạm;
(iv) Pháp luật quy định hành vi đó phải bị xử phạt hành chính
Khi đáp ứng đủ các tiêu chí trên thì sẽ bị áp dụng xử phạt hành chính.
Nghị định số 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp quy định chi tiết các hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa bị xử lý hành chính. Cụ thể là trong các Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 của Nghị định này:
- Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, giả mạo nhãn hiệu
- Thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, giả mạo nhãn hiệu
- In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hoặc giả mạo nhãn hiệu
- Nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo
- Hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu trong quảng cáo hoặc thể hiện dấu hiệu đó trên giấy tờ giao dịch kinh doanh, biển hiệu, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, phương tiện quảng cáo.
- Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu giả mạo.
- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây nhầm lẫn về chủ thể của quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa.
- Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện các hành vi trên.
Mức xử phạt hành chính phụ thuộc vào giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm. Nhưng không được quá 250.000.000 đồng cho từng vi phạm. (theo Điều 2 Quy định về mức phạt tiền tối đa, Nghị định 99/2013/NĐ-CP).

lập vi bằng 27/7, lap vi bang 24/7, lập vi bằng tại hà nội

>> Lập vi bằng

>>> Xem thêm:



Tin liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE :
0987337777

support LS Tú Anh
098 700 7777
support LS Trịnh Hậu
098 887 6556

Tin tức mới