Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là một hình thức được sử dụng rộng rãi. Đây là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.Quyền sở hữu công nghiệp được phép chuyển nhượng, tại Điều 139, luật sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:

1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

2. Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.

3. Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

4. Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

5. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Một điều đáng lưu ý là việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, điều 138 Luật SHTT 2013). Đây là hình thức bắt buộc với hợp đồng chuyển nhượng, các hình thức khác ngoài văn bản sẽ không được công nhận.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
  • Căn cứ chuyển nhượng;
  • Giá chuyển nhượng;
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ.

>>> Xem thêm: 



Tin liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE :
0987337777

support LS Tú Anh
098 700 7777
support LS Trịnh Hậu
098 887 6556

Tin tức mới