Những trường hợp miễn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Ngày 16/11/2016 chính phủ ban hành Nghị định 154/2016/NĐ-CP quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; đối tượng chịu phí, miễn phí, người nộp phí, kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.

Trong đó quy định 08 trường hợp được miễn phí bao gồm:

  • Nước xả từ nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong cơ sở sản xuất, chế biến mà không thải ra môi trường dưới bất kỳ hình thức nào;
  • Nước biển dùng sản xuất muối xả ra;
  • Nước thải sinh hoạt của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp;
  • Nước thải sinh hoạt của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn, những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch;
  • Nước làm mát thiết bị, máy móc không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng;
  • Nước mưa tự nhiên chảy tràn (trừ diện tích thuộc khu vực nhà máy hóa chất);
  • Nước thải từ phương tiện đánh bắt thủy, hải sản của ngư dân;
  • Nước thải sinh hoạt tập trung do đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước tiếp nhận và đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định xả ra môi trường.

Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo Nghị định số 154/2016 là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt, trừ các trường hợp miễn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sau: từ nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn; từ nước biển làm muối; tại địa bàn được bù giá nước, nông thôn, nơi chưa có hệ thống nước sạch; nước làm máy móc không tiếp xúc trực tiếp với chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng; nước mưa; đánh bắt thủy hải sản; nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn.

Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Tổ chức, cá nhân xả nước thải phải nộp phí bảo vệ môi trường. Trường hợp xả nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung và trả tiền dịch vụ xử lý nước thải đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước là người nộp phí.

Số phí bảo vệ môi trường phải nộp

- Đối với nước thải sinh hoạt:

Số phí phải nộp (đồng) = Số lượng nước sạch sử dụng (m3) x Giá bán nước sạch (đồng/m3) x Mức thu phí.

Mức thu phí là 10%/m3 nước sạch. Trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức cao hơn. Trường hợp hộ gia đình tự khai thác nước thì mức thu phí căn cứ vào mức nước bình quân sử dụng và giá 1 m3 nước sạch trung bình tại xã, phường, thị trấn..

- Đối với nước thải công nghiệp:

Trường hợp lượng xả thải trung bình năm dưới 20 m3/ngày đêm, số phí phải nộp cố định là 1.500.000 đồng/năm. Trường hợp từ 20 m3/ngày đêm trở lên thì số phí bảo vệ môi trường được tính bằng công thức:

Số phí phải nộp = Mức phí cố định + Mức phí biến đổi, trong đó:

+ Số phí cố định là 1.500.000 đồng/năm;

+ Số phí biến đổi = Tổng lượng nước thải ra (m3) x Hàm lượng chất gây ô nhiễm trong nước thải (mg/l) x 10(-3) x Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của chất gây ô nhiễm thải ra môi trường (đồng/kg).

>>> Bài viết quan tâm



Tin liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE :
0987337777

support LS Tú Anh
098 700 7777
support LS Trịnh Hậu
098 887 6556

Tin tức mới