An toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư

Luật phòng cháy và chữa cháy 2001 sửa đổi, bổ sung 2013 đã nêu rõ trách nhiệm cũng như phương thức tổ chức phòng cháy và chữa cháy trong toàn dân. Với đặc tính là nơi diễn ra các hoạt động sinh sống của rất nhiều người nên hiện tượng cháy nổ luôn trong tình trạng báo động. Do đó, để bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản, mỗi cá nhân trong khu dân cư cần tự giác và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong gia đình và khu vực sinh sống.Dưới đây là một cố quy định hiện hành của pháp luật trong việc phòng cháy và chữa cháy tại khu dân cư.

1. Cơ sở pháp lý:

  • Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001sửa đổi, bổ sung 2013
  • Nghị định 79/2014/NĐ-CP

2. Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy:

  • Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
  • Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.
  • Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
  • Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.

3. Phòng cháy đối với khu dân cư

  • Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.
  • Thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thôn) phải có các quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; căn cứ vào điều kiện cụ thể có giải pháp ngăn cháy; có phương án, lực lượng, phương tiện, đường giao thông, nguồn nước phục vụ phòng cháy và chữa cháy.

4. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư

  • Có quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; có biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm của khu dân cư.
  • Có thiết kế và phải được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư xây dựng mới.
  • Hệ thống điện bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
  • Có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
  • Có phương án chữa cháy và thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
  • Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
  • Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

lập vi bằng 27/7, lap vi bang 24/7, lập vi bằng tại hà nội

>> Lập vi bằng

>>> Xem thêm:



Tin liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE :
0987337777

support LS Tú Anh
098 700 7777
support LS Trịnh Hậu
098 887 6556

Tin tức mới