Thẩm quyền giải quyết vấn đề ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài

Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch người nước ngoài và người không quốc tịch. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (theo quy định tại Khoản 14 Điều 1 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Theo Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về Ly hôn có yếu tố nước ngoài thì:

  • Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
  • Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
  • Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”.

1. Thẩm quyền của Tòa án theo cấp

Theo quy định tại Điều 123 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì có hai trường hợp:

lập vi bằng 27/7, lap vi bang 24/7, lập vi bằng tại hà nội

Trường hợp 1: Nếu Công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp huyện nới cư trú của công dân Việt Nam sẽ giải quyết việc ly hôn (theo quy định tại Khoản 3 Điều 123 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Trường hợp 2: Đối với các trường hợp khác thì thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiên theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (khoản 2 Điều 123 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Theo quy định tại Khoản 3 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định thì: “Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này”. Tức là Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp, yêu cầu tại khoản 1 và khoản 2 điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 trong đó có: “Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn” (khoản 1 Điều 28 Bộ luật TTDS năm 2015) và “Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn” (khoản 2 Điều 29 Bộ luật TTDS năm 2015). Nhưng nếu những tranh chấp và yêu cầu này có “đương sự hoặc tài sản nước ngoài” thì thẩm quyền giải quyết lại thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định Điểm a, b Khoản 1 Điều 37 Bộ luật TTDS năm 2015.

2. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

Theo điểm h khoản 1 điều 39 Bộ luật TTDS thì Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết (theo điểm a, khoản 1 điều 40 Bộ luật TTDS năm 2014).

Như vậy tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi các bên thỏa thuận hoặc nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết sẽ có thẩm quyền giải quyết vấn đề ly hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, trừ trường hợp công dân Việt Nam và người nước ngoài sống tại khu vực biên giới của Việt Nam và nước láng giềng.

>>> Xem thêm:



Tin liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE :
0987337777

support LS Tú Anh
098 700 7777
support LS Trịnh Hậu
098 887 6556

Tin tức mới