Quyền của nhóm LGBT trong hôn nhân gia đình

Ngày nay, xã hội loài người đã có những bước tiến lớn về nhiều mặt của đời sống, chúng ta có thể khám phá được nhiều vùng đất, vũ trụ, mặt trăng… Song với những khám phá ấy chúng ta lại quay trở lại khám phá chính mình – con người. Nhờ đó, chúng ta đã biết đến một khái niệm mới về giới tính con người – nhóm LGBT.

Giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và nữ giới. Giới tính là những đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta sỉnh ra đã có và không thể thay đổi được.

Nhóm LGBT: 

LGBT là từ viết tắt tiếng Anh bao gồm: Lesbian (đồng tính nữ), Gay (đồng tính nam), Bisexual (người song tính) và Transgender (người chuyển giới).

  • Dị tính luyến ái (heterosexual): chỉ sự hấp dẫn về mặt tình cảm hay tình dục giữa những người khác giới với nhau.
  • Đồng tính luyến ái (homosexual): chỉ sự hấp dẫn về mặt tình cảm hay tình dục giữa những người cùng giới với nhau.
  • Song tính luyến ái (bisexual): là mối quan hệ tình cảm hay hấp dẫn tình dục của một người có thể có với cả hai giới nam và nữ.
  • Người chuyển giới (transgender): là trạng thái tâm lý giới tính của một người không phù hợp với giới tính của cơ thể.

Quyền của nhóm LGBT trong Hôn nhân gia đình

  • Quyền thông thường được hiểu là cái mà luật pháp, xã hội, phong tục hay lẽ phải cho phép hưởng thụ, vận dụng, thi hành,… và khi thiếu được yêu cầu để có, nếu bị tước đoạt có thể đòi để giành lại.
  • Các quyền cơ bản của con người (Nhân quyền) được ghi nhận trong nhiều Công ước Quốc tế bao gồm: Quyền được sống, quyền tự do (các quyền tự do ngôn luận và thể hiện, quyền tự do tín ngưỡng và nhận thức, quyền tự do lập hội), quyền mưu cầu hạnh phúc và quyền bình đẳng trước pháp luật.

Quyền của nhóm LGBT trong Hôn nhân và gia đình không phải là những “quyền đặc biêt” hay “quyền riêng biệt” hơn so với những đối tượng khác trong xã hội. Quyền của nhóm LGBT trong Hôn nhân và gia đình thực tế vẫn là những quyền của công dân được hưởng.

Quyền của nhóm LGBT là người chưa thành niên

  • Quyền được sống chung với cha mẹ
  • Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
  • Quyền có tài sản riêng
  • Quyền thừa kế

Quyền của nhóm LGBT trong quan hệ hôn nhân, chung sống như vợ chồng với người khác.

Mặc dù Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cấm hôn nhân đồng giới tại Điều 10 “Việc kết hôn bị cấm giữa những người cùng giới tính”, Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014, bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính" từ ngày 1 tháng 1 năm 2015. Tuy nhiên, theo khoản 2 điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 vẫn quy định "không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" . Theo đó, những người đồng giới tính vẫn có thể chung sống, nhưng pháp luật sẽ không xử lý khi giữa họ có tranh chấp xảy ra.

Quyền được làm cha mẹ

Làm cha, làm mẹ là quyền, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người, không ai có quyền ngăn cản thiên chức của họ. Ở Việt Nam cũng vậy, pháp luật Việt Nam chưa hề có một điều luật nào quy định về việc cấm làm cha mẹ. Nhìn chung, nhóm người LGBT vẫn có thể làm cha làm mẹ và vẫn được pháp luật thừa nhận trong trường hợp sau:

  • Nhận con nuôi
  • Thụ tinh nhân tạo
  • Nhận làm cha mẹ đỡ đầu
  • Có con với người dị tính khác

Phần lớn người LGBT thường lựa chọn phương pháp nhận con nuôi là phương pháp tối ưu để thực hiện quyền làm cha mẹ của họ. Tuy nhiên trong điều kiện về người được nhận làm con nuôi có quy định tại Điều 68 – Luật Hôn nhân và gia đình “Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng”. Đồng nghĩa với việc hai người cùng giới tính không được cùng làm cha hoặc làm mẹ của một người con nuôi hoặc con của người còn lại.

Thực tiễn ngày nay, các quyền của nhóm LGBT gần như là không được đảm bảo. Do ảnh hưởng từ truyền thống văn hóa Nho giáo lại thêm chính bản thân nhóm LGBT vì sợ bị kì thị, ngược đãi, phản ứng tiêu cực nên đều không dám lên tiếng đòi lại quyền cho chính mình. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam ở nhiều điểm quy định cũng hạn chế những quyền lợi hợp pháp của nhóm LGBT như:

  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thừa nhận việc kết hôn đồng giới chứ không công nhận.
  • Hạn chế quyền nhận con nuôi của các cặp đôi đồng tính cùng chung sống
  • Quyền được làm cha của những người đồng tính nam, chuyển giới nữ đang bị hạn chế vì bị cấm “mang thai hộ”, đồng ngĩa với việc chỉ có thể “hiến tặng tinh trùng” mà không thể có quyền với con đẻ của mình.

Ở Việt Nam, người chuyển giới chưa được công nhận thì quyền của họ trong mọi lĩnh vực vẫn còn bị hạn chế rất nhiều bao gồm các quyền trong Hôn nhân và gia đình.

>>> Xem thêm:



Tin liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE :
0987337777

support LS Tú Anh
098 700 7777
support LS Trịnh Hậu
098 887 6556

Tin tức mới