Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có được thừa kế theo pháp luật tài sản của nhau không?

Quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi là quan hệ ràng buộc một người vào một hoặc hai người khác, những người có liên quan không có mối liên hệ huyết thống với nhau như cha mẹ-con ruột, nhưng người nuôi được xem như cha mẹ của người được nuôi, dù không sinh ra người được nuôi; người được nuôi, về phần mình, coi người nuôi như cha mẹ ruột. Đó là quan hệ cha mẹ-con được xác lập không bằng con đường sinh sản mà theo nguyện vọng của các đương sự và theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 

Căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì:

“Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký;

Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký”

lập vi bằng 27/7, lap vi bang 24/7, lập vi bằng tại hà nội

Như vậy, mối quan hệ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi sẽ được pháp luật công nhân khi đăng ký ở cơ quan có thẩm quyền. Thời điểm phát sinh việc nuôi con nuôi là kể từ thời điểm đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp nuôi con nuôi thực tế mà chưa đăng ký nên pháp luật có thêm quy định về việc đăng ký nuôi con nuôi trước ngày có hiệu lực của Luật nuôi con nuôi năm 2010 (01/01/2011) Tại Điều 50 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định:

  • Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được đăng ký trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;

b) Đến thời điểm Luật này có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống;

c) Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.

  • Sau khi được đăng ký, quan hệ nuôi con nuôi quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị pháp lý kể từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi.
  • Chính phủ quy định chi tiết thủ tục đăng ký nuôi con nuôi quy định tại Điều này, bảo đảm thuận lợi và phù hợp với điều kiện thực tế của nhân dân ở các vùng, miền”.

Khi việc nuôi con nuôi đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì sẽ phát sinh ra các quyền và nghĩa vụ đối với nhau, trong đó có quyền thừa kế theo pháp luật. Mà theo Điều 653 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”. Như vậy, con nuôi hoặc cha, me nuôi của người đã chết sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất khi chia di sản của người chết đó và có quyền thừa kế thế vị.

>>> Xem thêm:



Tin liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE :
0987337777

support LS Tú Anh
098 700 7777
support LS Trịnh Hậu
098 887 6556

Tin tức mới