Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ của một người phải đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Thế nhưng trên thực tế hiện nay, hiện tượng từ chối, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng còn xảy ra nhiều. Vậy, pháp luật quy định hình phạt như thế nào đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.

Theo quy định tại Điều 152, Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 về tôi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
“Điều 152. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”
Chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên, có trách nhiệm cấp dưỡng và đủ khả năng cấp dưỡng theo quy định của pháp luật. Chủ thể của tội này là người có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với người mà theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình có nghĩa vụ cấp dưỡng (theo quan hệ được quy đjnh tại Điều 50 Luật hôn nhân và gia đình), nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa vợ và chồng, cha, mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu.
Khách thể: Khách thể là quan hệ cấp dưỡng, quan hệ gia đình bị xâm phạm mà trực tiếp là quan hệ được người thân cấp dưỡng cho mình
Mặt khách quan:
–Hành vi: từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc trốn tránh (bỏ trốn, giấu địa chỉ, tìm lý do thoái thác) nghĩa vụ cấp dưỡng trong khi có trách nhiệm và đủ khả năng cấp dưỡng theo quy định của pháp luật. Có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng có tiền, tài sản hoặc thu nhập có khả năng bảo đảm cuộc sống của gia đình với mức sống trung bình ở địa phương hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
-Hậu quả: thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng (làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng : ốm đau, bệnh tật…), sức khỏe (21% trở lên), tinh thần, tài sản (từ 50.000.000 đồng trở lên) của người bị hại
Mặt chủ quan:
- Lỗi cố ý: biết hành vi vi phạm pháp luật, nhận thức được hậu quả sẽ xảy ra mà vẫn phó mặc không làm
-Mục đích: không phải cấp dưỡng cho người khác
Hình phạt:
Bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm
Xem thêm: - Căn cứ để khới tố vụ án hình sự