Hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây ra tai nạn, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng có người thiệt mạng và nhiều người bị thương sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ – Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009
“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Như vậy, mặc dù người gây tai nạn bị thương nặng, cũng vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm quy định tại Điều 202 – Bộ luật Hình sự. Tuỳ thuộc vào tình tiết vụ việc, sau khi cơ quan điều tra tìm hiểu rõ ràng, và có thể phải chịu mức hình phạt cao hơn nếu như có hành vi được quy định tại Khoản 2, Điều 202, Bộ luật hình sự.