Tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em

Ở Việt Nam, nhiều trẻ em phải lao động kiếm sống từ rất sớm, bị bóc lột sức lao động hoặc phải lao động nặng nhọc trong những điều kiện nguy hiểm. Hiện nay, ngày càng có nhiều hình thức sử dụng lao động trẻ em trá hình, nhiều cách bóc lột sức lao động của trẻ em. Pháp luật hiện hành đã quy định rõ tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em Tại Điều 228 BLHS: “ Người nào sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các hóa chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm…”.1. Dấu hiệu pháp lý:

  • Chủ thể: Chủ thể của tội này là những người sử dụng lao động.
  • Khách thể: Khách thể của tội phạm là an toàn của trẻ em trong lao động.
  • Mặt khách quan của tội phạm:

- Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định. Để xác định công việc nặng nhọc, nguy hiểm cũng như hóa chất độc hại cần dựa trên danh mục công việc nặng nhọc, nguy hiểm cũng như danh mục hóa chất nguy hiểm được ban hành kèm theo các văn bản có hiệu lực của Nhà nước. Hiện nay, danh mục nghề, công việc nặng nhọc, đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm được ban hành theo Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH. Danh mục các chất độc hại được ban hành theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP.
- Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Hậu quả nghiêm trọng có thể là thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của lao động trẻ em. Trong đó, thiệt hại nghiê trọng cho sức khỏe được hướng dẫn xác định trong Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP.

  • Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội lỗi cố ý.

2. Hình phạt:

Khung hình phạt cơ bản cho tội danh này có mức cao nhất là hai năm tù;

Ngoài khung hình phạt cơ bản, điều luật còn quy định một khung hình phạt tăng nặng có mức phạt cao nhất là bảy năm tù được áp dụng cho trường hợp:

  • Phạm tội nhiều lần;
  • Đối với nhiều trẻ em;
  • Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng

Ngoài hình phạt chính, hình phạt bổ sung có thể được áp dụng là hình phạt tiền từ hai triệu đến hai mươi triệu đồng.

>>> Xem thêm:



Tin liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE :
0987337777

support LS Tú Anh
098 700 7777
support LS Trịnh Hậu
098 887 6556

Tin tức mới