HỎI: Con trai tôi tên là Khánh, năm nay 25 tuổi đang là lái xe thường xuyên được Công ty X thuê chở hàng từ kho của công ty giao cho Hợp tác xã gần nhà. Trong một lần chở hàng, do đã quen nhau nên thủ kho của công ty X thỏa thuận và cho Khánh vào kho tự bốc và xếp hàng lên xe, mỗi chuyến là 30 bao hàng ra cổng thủ kho mới kiểm tra số hàng vận chuyển và ký vào phiếu xuất hàng. Hôm đó Khánh đã chở được 4 chuyến, mỗi chuyến đúng 30 bao hàng, đến chuyến thứ 5 Khánh xếp thêm 2 bao hàng lên xe (vượt 2 bao so với thỏa thuận với thủ kho). Khi ra cổng kho, Khánh có thái độ điềm nhiên như vẫn chở 30 bao hàng như các chuyến trước và đưa phiếu xuất hàng cho thủ kho ký. Tin rằng Khánh chở đủ số bao hàng như đã thoả thuận và đã giữa trưa nên thủ kho không đếm lại số bao hàng Khánh vận chuyển mà ký xác nhận ngay vào phiếu xuất hàng như các chuyến trước. Do đó Khánh đã chiếm đoạt được 2 bao hàng của Công ty X trị giá là 5 triệu đồng. Cho tôi hỏi như vậy thì con tôi bị định tội danh gì?
TRẢ LỜI:
Có thể khẳng định hành vi chiếm đoạt tài sản công ty X của Khánh cấu thành tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 Bộ Luật Hình Sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009: Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lí. Như vậy, thủ đoạn lén lút, bí mật là đặc trưng của tội trộm cắp, là thủ đoạn quyết định đến việc chiếm đoạt được tài sản.
Về mặt khách quan, dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản là dấu hiệu hành vi chiếm đoạt cùng với hai dấu hiệu khác là dấu hiệu lén lút và dấu hiệu tài sản đang có người quản lí.
Dấu hiệu chiếm đoạt trong cấu thành tội trộm cắp tài sản được hiểu là chiếm đoạt được, tội này chỉ coi là hoàn thành khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản. Cụ thể những trường hợp chiếm đoạt được tài sản:
- “ Nếu vật chiếm đoạt gọn nhỏ thì coi đã chiếm đoạt được khi người phạm tội đã giấu được tài sản trong người.
- Nếu vật chiếm đoạt không thuộc loại nói trên thì coi chiếm đoạt được khi đã mang được tài sản ra khỏi khu vực bảo quản.
- Nếu vật chiếm đoạt là tài sản để ở những nơi không hình thành khu vực bảo quản riêng thì coi là đã chiếm đoạt được khi đã dịch chuyển tài sản ra khỏi vị trí ban đầu”.
Ở trong vụ việc trên, dấu hiệu chiếm đoạt được thể hiện ở chỗ: Khánh đã chiếm đoạt được tài sản của Công ty X. Đó là 2 bao hàng có giá trị 5 triệu đồng. Theo quy định của Công ty, Khánh chỉ được phép chở đúng 30 bao hàng nhưng Khánh đã chiếm đoạt thêm 2 bao hàng nữa. Ở đây, tài sản mà Khánh đã chiếm đoạt không phải là vật nhỏ gọn(không thể giấu tài sản trong người). Như vậy, tội trộm cắp tài sản hoàn hoàn thành khi Khánh đưa được 2 bao hàng này lên xe, rời khỏi khu vực bảo quản (kho hàng).
Hành vi chiếm đoạt của Khánh là hành vi lén lút. Do được sự tin tưởng của thủ kho nên Khánh được vào kho tự bốc và xếp hàng lên xe, mỗi chuyến là 30 bao hàng ra cổng thủ kho mới kiểm tra số hàng vận chuyển và ký vào phiếu xuất hàng. Lợi dụng lúc thủ kho tin tưởng, để sơ hở nên Khánh đã tiến hành việc chiếm đoạt thêm 2 bao hàng. Như vậy, Khánh đã có ý thức che giấu hành vi mà mình đang thực hiện. Tài sản mà Khánh chiếm đoạt ở đây là tài sản đang có chủ. Chủ sở hữu những bao hàng này là Công ty X. Vị trí ban đầu của 2 bao hàng là trong kho hàng của Công ty X, thuộc quyền sở hữu của Công ty. Khánh và Công ty X chỉ thỏa thuận ký kết hợp đồng trong việc Khánh chở số hàng hóa từ Công ty X sang hợp tác xã chứ không thỏa thuận việc Khánh sẽ được vào kho để bốc dỡ hàng theo ý muốn của mình. Cho nên, hành vi của Khánh trong trường hợp này là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ.
Dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự
Về mặt chủ quan, người phạm tội trộm cắp tài sản khi thực hiện hành vi phạm tội nhận thức rõ tài sản mình chiếm đoạt là tài sản có người quản lí. Ở đây Khánh biết chủ sở hữu các bao hàng là Công ty X, nhưng vẫn lợi dụng lúc thủ kho sơ hở, chủ quan để lén lút chiếm đoạt. Việc trong chuyến thứ 5, thủ kho không kiểm tra số hàng mà ký luôn vào phiếu xuất kho đã tạo điều kiện cho Khánh thực hiện chiếm đoạt 2 bao hàng trót lọt.
Như vậy, qua những phân tích về dấu hiệu pháp lý trên đây của từng loại cấu thành tội phạm càng khẳng định rõ hơn về hành vi của Khánh là cấu thành tội trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009).
>>> Xem thêm: