Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Bộ Luật Hình sự 1999 ( sửa đổi, bổ sung 2009 ) có quy định: “điều 137: Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản: “ Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…”Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không được mô tả trong điều 137 BLHS, nhưng qua thực tiễn xét xử, ta có thể hiểu: Công nhiên chiếm đoạt tài sản là lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ hai triệu đồng trở lên, hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản nhưng chưa được xóa án tích thì mới phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác.

1. Về khách thể:

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản xâm phạm đến quan hệ sở hữu.

2. Về mặt chủ thể:

  • Người phạm tội theo khoản 1, 2 điều 137 là người có đủ năng lực hành vi dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.
  • Người phạm tội theo khoản 3, 4 điều 137 là người có đủ năng lực hành vi dân sự và từ đủ 14 tuổi trở lên.

3. Về mặt khách quan:

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không được điều 137 mô tả cụ thể. Tuy nhiên có thể nhận biết được hành vi chiếm đoạt của tội công nhiên qua những đặc điểm sau:

  • Hành vi chiếm đoạt tài sản có tính công khai. Tính công khai được thể hiện ở chỗ chủ tài sản biết ngay khi hành vi chiếm đoạt tài sản xảy ra. Người phạm tội biết hành vi chiếm đoạt của mình có tính công khai và hoàn toàn không có ý định che giấu hành vi đó.
  • Hành vi này xảy ra trong hoàn cảnh chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản người phạm tội thực hiện hành vi. Người phạm tội không cần dùng bất cứ thủ đoạn nào để đối phó với chủ sở hữu, không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hay uy hiếp tinh thần hoặc nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng lẩn trốn.
  • Hậu quả: người phạm tội chiếm được tài sản, gây ra hậu quả nghiêm trọng ( nếu có ).

4. Về mặt chủ quan:

Lỗi của người phạm tội ở đây là lỗi cố ý trực tiếp.

5. Hình phạt:

Điều 137 quy định có 4 khung hình phạt. Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
- Khung tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 2 năm đến 7 năm, được áp dụng cho các trường hợp có một trong những tình tiết tăng nặng sau:

  • Hành hung để tẩu thoát;
  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Gây hậu quả nghiêm trọng.

- Khung tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm, được áp dụng cho các trường hợp có một trong những tình tiết tăng nặng sau:

  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
  • Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

- Khung tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, được áp dụng cho các trường hợp có tình tiết tăng nặng sau:

  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm tram triệu đồng trở lên;
  • Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ nă triệu đồng đến một trảm triệu đồng.

>>> Xem thêm:



Tin liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE :
0987337777

support LS Tú Anh
098 700 7777
support LS Trịnh Hậu
098 887 6556

Tin tức mới