BLHS 1999 ( sửa đổi, bổ sung 2009 ) quy định: Điều 141: tội chiếm giữ trái phép tài sản:
“Người nào cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa, bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm…”I. Dấu hiệu pháp lý:
- Tội chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi “cố tình không trả lại… hoặc không giao nộp tài sản bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được…”
- Đối tượng tác động của tội này là những tài sản không có chủ sở hữu, hoặc chưa có chủ. Đó là những tài sản đã thoát li khỏi sự chiếm hữu của chủ tài sản vì những lý do khác nhau như tài sản bị bỏ quên, bị mất, đánh rơi, giao nhầm,…hoặc những tài sản chưa được phát hiện như kim khí, đá quý, những báu vật trong lòng đất. Người phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản có được tài sản là do ngẫu nhiên. Sự ngẫu nhiên này có thể là:
- Ngẫu nhiên mà người phạm tội được giao nhầm. Sự giao nhầm này là hoàn toàn không có lỗi của người phạm tội
- Ngẫu nhiên người phạm tội tìm được, bắt được,… tài sản đã bị thất lạc hoặc chưa có người quản lý.
1. Dấu hiệu về khách thể:
Tội chiếm giữ trái phép tài sản xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản.
2. Dấu hiệu về chủ thể:
Chủ thể của tội này là chủ thể thường và có độ tuổi từ 16 tuổi trở lên ( do người phạm tội này có độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi không phỉa chịu trách nhiệm hình sự vì tội này không phỉa tội rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng)
3. Dấu hiệu về mặt khách quan:
Hành vi phạm tội của tội này là hành vi chiếm giữ trái phép. Đó là hành vi biến tài sản tạm thời không có củ sở hữu hoặc chưa có chủ sở hữu thành tài sản của mình một cách trái phép, như:
- Không trả lại tài sản được giao nhầm cho chủ tài sản mà tiếp tục chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó.
- Không nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản mình tìm được, bắt được,… mà tiếp tục chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó.
Hậu quả của tội này là tài sản bị mất, bị giao nhầm, bị rơi không thu hồi lại được. Giá trị tài sản bị chiếm giữ trái phép từ mười triệu đồng trở lên, hoặc tài sản chị chiếm giữ là cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa thì mới cấu thành nên tội này.
4. Dấu hiệu về mặt chủ quan:
Lỗi người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết tài sản đó không phải tài sản của mình và biết mình có nghĩa vụ phải trả lại cho chủ tài sản hoặc giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm nhưng đã “cố tình” không thực hiện nghĩa vụ đó vì muốn biến tài sản đó thành tài sản thuộc sở hữu của mình.
II. Hình phạt:
Điều luật quy định có hai khung hình phạt:
- Khung hình phạt cơ bản có mức phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
- Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ một năm đến năm năm áp dụng trong trường hợp có một trong những tình tiết định khung tăng nặng sau:
- Tài sản bị chiếm giữ trái phép có giá trị 200 triệu đồng trở lên;
- Tài sản bị chiếm giữ trái phép là cô vật hoặc vật có ý nghĩa lịch sử, văn hóa có giá trị đặc biệt.
>>>Xem thêm: