Hướng xử lý người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam

Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Bộ luật hình sự 1999 về Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định: " 1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"

Như vậy, Bộ luật hình sự quy định rất rõ ràng, mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Việc áp dụng hình phạt nào là theo quy định pháp luật, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của bị can, bị cáo và do cơ quan tố tụng quyết định, bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Khoản 2 Điều 5 Bộ luật hình sự quy định " 2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao."

Khi người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam, các cơ quan chức năng của địa phương phải tiến hành thủ tục điều tra, truy tố, xét xử đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Khi xảy ra hành vi phạm tội của người nước ngoài thì Cơ quan Ngoại vụ cần liên hệ với các cơ quan tố tụng Công an, Viện kiểm sát, Tòa án nắm tình hình để phối hợp giải quyết như:

  • Thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) những thông tin cần thiết liên quan đến vụ việc (Họ tên, năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu, nghề nghiệp, thời gian và hành vi phạm tội, dự định xử lý của cơ quan tư pháp địa phương…).
  • Phối hợp với cơ quan chức năng địa phương giải quyết các yêu cầu của Cơ quan đại diện như thăm lãnh sự bị can, bị cáo, tham dự phiên tòa…

Trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao thì không được bắt giữ hoặc có hành động xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm thân thể của họ. Sau khi lập xong biên bản vi phạm thì tạo điều kiện cho họ trở về nhiệm sở và thông báo đến Bộ Ngoại giao.

Mọi thông tin về người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam cần được thông báo trực tiếp đến Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao để thông báo cho Cơ quan đại diện nước mà họ là công dân, đồng thời phối hợp xử lý vấn để liên quan đến đối ngoại.

>>> Xem thêm: Tư vấn pháp luật hình sự



Tin liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE :
0987337777

support LS Tú Anh
098 700 7777
support LS Trịnh Hậu
098 887 6556

Tin tức mới