Điều tra viên có quyền được nghe điện thoại bí mật trong quá trình điều tra tội phạm không?

Trong quá trình điều tra tội phạm nhiều biện pháp nghiệp vụ được điều tra viên tiến hành nhằm mục đích hỗ trợ quá trình điều tra, sớm tìm ra chân tướng vụ việc và giải quyết vụ án một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên liệu điều tra viên có được nghe điện thoại bí mật khi đang điều tra tội pham hay không?

Mới đây khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 thì đã có quy định riêng về các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Theo đó tại Điều 223 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:

  • Ghi âm, ghi hình bí mật;
  • Nghe điện thoại bí mật;
  • Thu thập bí mật dữ liệu điện tử. ”

1. Thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặcbiệt

 Khoản 1 Điều 225 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: “Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu trở lên tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực thụ lý, điều tra thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp huyện, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự khu vực đề nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu xem xét, quyết định áp dụng”

2. Thẩm quyền thực thi

Người có thẩm quyền thực thi các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt nói chung và “nghe điện thoại bí mật” nói riêng là người tiến hành tố tụng trong cơ quan chuyên trách của Công an nhân dân và quân đội nhân dân. Mà người tiến hành tố tụng theo khoản 2 Điều 34 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 là :

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra;
  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
  • Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.

3. Những trường hợp được áp dụng

Những trường hợp được áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt nói chung và nghe điện thoại bí mật nói riêng là:

  • Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền;
  • Tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. (theo Điều 224 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015)

lập vi bằng 27/7, lap vi bang 24/7, lập vi bằng tại hà nội

4. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Khoản 1 Điều 226 Luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá 02 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn. Trường hợp phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật này”.

Như vậy theo quy định mới này của Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 thì Điều tra viên có quyền được nghe điện thoại bí mật trong quá trình điều tra tội phạm nếu có quyết định của Thủ trưởng cơ quan điều tra hoặc Viện trưởng viện kiểm sát.

 >>> Xem thêm:



Tin liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE :
0987337777

support LS Tú Anh
098 700 7777
support LS Trịnh Hậu
098 887 6556

Tin tức mới