Bắt người trong trường hợp khẩn cấp

Tình hình tội phạm trong đời sống chính trị, xã hội diễn biến ngày càng phức tạp, để nâng cao hiệu quả của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm cho các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi, “Bắt người trong trường hợp khẩn cấp” được quy định là một biện pháp bắt người trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Hiện nay, chưa có một điều luật cụ thể nào quy định về khái niệm bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, qua nghiên cứu điều luật, các quan niệm, quan điểm khác nhau đang tồn tại trong khoa học pháp lý, có thể hiểu “Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội của họ hay bắt người sau khi thực hiện tội phạm mà người đó bỏ trốn, cản trở việc điều tra, khám phá tội phạm”.

Căn cứ áp dụng biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp

Khoản 1 Điều 81 BLTTHS năm 2003 quy định chỉ được bắt khẩn cấp khi có một trong các căn cứ (trường hợp) sau đây:

  • Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  • Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
  • Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.

Đối tượng bị áp dụng

Đối tượng bị áp dụng của biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp là người chưa bị khởi tố về hình sự. Tuy nhiên, không loại trừ ngay cả với đối tượng đã bị khởi tố hoặc đã bị tòa án ra quyết định đưa ra xét xử với tư cách bị can, bị cáo của vụ án khác, nếu hành vi của họ thuộc một trong ba trường hợp mà Khoản 1 Điều 81 BLTTHS quy định làm căn cứ để bắt khẩn cấp.

Thẩm quyền ra lệnh

Khoản 2 Điều 81 BLTTHS năm 2003 quy định những người sau đây có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp:

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp;
  • Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương, người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;
  • Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Trình tự, thủ tục

  • Việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn.
  • Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt.

Lưu ý: Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp không cần sự phê chuẩn của viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.

 >>> Xem thêm:



Tin liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE :
0987337777

support LS Tú Anh
098 700 7777
support LS Trịnh Hậu
098 887 6556

Tin tức mới