Xử lý các trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Hiện nay, kinh tế phát triển kéo theo đó là hàng trăm nghìn doanh nghiệp được thành lập. Trong đó, số lượng tên các doanh nghiệp có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chiếm tỉ lệ không nhỏ. Tình trạng này đã gây nên không ít khó khăn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giám sát quản lý, tác động không nhỏ tới quyền lợi của chủ sở hữu quyền Sở hữu công nghiệp.

Các trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bao gồm những doanh nghiệp sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó.

1. Cơ sở pháp lý:

  • Luật doanh nghiệp 2014
  • Luật sở hữu trí tuệ 2005
  • Nghị định 78/2015/NĐ- CP ngày 14 tháng 09 năm 2015 của Chính Phủ quy định về đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT- BKHĐT-BKHCN ngày 05 tháng 04 năm 2016 quy định về căn cứ xác định, trình tự, thủ tục xử lý và các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

2. Căn cứ xác định tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Căn cứ để xác định tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo thông tư số 05/2016/TTLT- BKHĐT-BKHCN bao gồm:

  • Kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
  • Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử phạt, trong đó có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp.

3. Xử lý các trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Trên cơ sở các căn cứ đã được xác định tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp , các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xử lý các trường hợp đó như sau:

  • Biện pháp buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp

+ Không chấm dứt hành vi sử dụng tên DN xâm phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh, dịch vụ, biển hiệu, giấy tờ giao dịch.

+ Không tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi tên DN xâm phạm theo thông báo của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc theo thỏa thuận của các bên.

  • Biện pháp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

+ Không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thay đổi tên DN hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên DN theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

+ Không gửi báo cáo giải trình đến Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản.

4. Trình tự, thủ tục xử lý tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Theo quy định tại Khoản 4, 5 và 6 Điều 19 Nghị định 78/2015/NĐ- CP về đăng ký thành lập doanh nghiệp, trình tự thủ tục xử lý tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như sau:

“Phòng Đăng ký kinh doanh, ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp xâm phạm đổi tên doanh nghiệp khi nhận được thông báo của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp về việc quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm. Kèm theo thông báo của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp phải có:

a) Bản sao hợp lệ văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng tên doanh nghiệp là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý; bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 4 Điều này, Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm đổi tên doanh nghiệp và tiến hành thủ tục thay đổi tên trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày ra Thông báo. Sau thời hạn trên, nếu doanh nghiệp không thay đổi tên theo yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, theo đó áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thay đổi tên doanh nghiệp hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không thực hiện trong thời hạn do pháp luật quy định thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh để yêu cầu doanh nghiệp báo cáo giải trình theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không báo cáo, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 211 Luật Doanh nghiệp”.

 >>> Xem thêm: 



Tin liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE :
0987337777

support LS Tú Anh
098 700 7777
support LS Trịnh Hậu
098 887 6556

Tin tức mới