Ngành du lịch là một lĩnh vực đầu tư tiềm năng của Việt Nam. Thậm chí trong tương lai, nhiều loại hình dịch vụ đa dạng và sáng tạo sẽ là tiền đề để ngành du lịch ngày càng phát triển hơn nữa. Với những ai có ý định đầu tư vào lĩnh vực này, các thủ tục pháp lý cần thực hiện trước khi chính thức kinh doanh là một vấn đề rất đáng lưu tâm. Trong số đó, kinh doanh lữ hành nhận được nhiều sự quan tâm nhất vì quy mô đầu tư không quá lớn như khu du lịch hay điểm du lịch mà còn là dịch vụ được nhiều khách hàng lựa chọn.
“Kinh doanh du lịch không có giấy phép kinh doanh, không có đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng ngành, nghề, phạm vi kinh doanh” là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Đây là điều kiện tiên quyết và bắt buộc mà các nhà đầu tư phải tuân theo. Tuy nhiên, đối với linh doanh lữ hành nội địa thì không bắt buộc phải xin giấy phép con mà chỉ cần đáp ứng các điều kiện để kinh doanh lữ hành nội địa.
Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp:
Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp:
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc danh sách cổ đông công ty cổ phần;
- Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ đông công ty cổ phần;
- Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt;
- Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Đại Dương Long thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.
Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Thông báo thông tin đăng ký doanh nghiệp:
Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các thông tin được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu:
Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Công ty Luật Đại Dương Long hoặc tự mình khắc dấu và thông báo về việc sử dụng mẫu dấu cho Sở Kế hoạch và đầu tư. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp.
Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Thời hạn: Từ 04 ngày làm việc.
>> Lập vi bằng
- Vi bằng phổ biến liên quan đến Bất động sản
- Lập Vi bằng ghi nhận giao dịch liên quan đến nhà ở riêng lẻ, đất ở, chung cư, đất nông nghiệp
- Thừa phát lại lập Vi bằng ghi nhận thỏa thuận về lối đi chung
Về hướng dẫn viên:
- Doanh nghiệp có thể sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch nhưng doanh nghiệp phải có ký hợp đồng với hướng dẫn viên;
- Hướng dẫn viên phải có thẻ hướng dẫn viên nội địa hoặc quốc tế;
- Hướng dẫn viên quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa; hướng dẫn viên nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là người Việt Nam và không được hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài.
>>Xem thêm: