Hiện nay việc xử lý các trường hợp vi phạm Luật Đê điều, nhất là trường hợp mở rộng, lấn chiếm lòng sông để xây dựng nhà ở trái phép như trên là rất khó khăn.Việc xây dựng nhà ở, cầu, kè, bến bốc dỡ hàng hóa, nơi sản xuất, bãi chứa vật liệu trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đã gây ảnh hưởng rất lớn đến dòng chảy nhưng hiện nay vẫn chưa được xử lý kịp thời.
Điểm d Khoản 4 Điều 9 Nghị định 139/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão hành vi xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi bảo vệ đê điều sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng cụ thể:
“4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
d) Xây dựng nhà ở, cầu, kè, bến bốc dỡ hàng hóa, nơi sản xuất, bãi chứa vật liệu trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi”
Đồng thời, người thực hiện hành vi vi phạm còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, khôi phục lại hiện trạng ban đầu.
Vì vậy, để bảo đảm việc tổ chức thi hành nghiêm túc quyết định xử phạt hành vi mở rộng, lấn chiếm lòng sông để xây dựng nhà ở trái phép, các cơ quan chức năng cần đặc biệt chú trọng đến công tác tổ chức, giám sát chặt chẽ việc thi hành hình phạt bổ sung “buộc người vi phạm phải tháo dỡ công trình xây dựng sai phép, khôi phục lại hiện trạng ban đầu”. Vì thực tế có khôi phục, trả lại được hiện trạng ban đầu, lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước về lâu dài mới bảo đảm được. Tránh trường hợp chỉ chấp hành hình phạt tiền còn hình phạt bổ sung lại chây ì, tìm cách hợp thức hóa sai phạm như nhiều công trình sai phép trước đây.
>>Xem thêm: Đòi lại diện tích đất ở bị lấn chiếm
>> Lập vi bằng