Phương thức đòi lại diện tích đất ở bị lấn chiếm

lấn chiếm đất ở

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 và Khoản 7 Điều 166 Luật đất đai 2013, người sử dụng đất có quyền:

–  Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

–  Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Theo quy định nêu trên, khi người hàng xóm xây dựng hàng rào lấn chiếm sang thửa đất của mình, bạn có quyền khởi kiện về hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp đó.

Tuy nhiên, trước tiên, bạn nên đề nghị người hàng xóm trả lại phần diện tích đã lấn chiếm. Trong trường hợp người hàng xóm không trả lại thì bạn có thể gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có mảnh đất của bạn để hòa giải. Nếu hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã không thành thì bạn có thể lựa chọn cách giải quyết tranh chấp theo Khoản 1 hoặc Khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013:

“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;…”

“3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;“

Như vậy, nếu hòa giải không thành công, bạn có thể tiến hành khởi kiện ra Tòa án nhân dân hoặc giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp huyện để đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình đối với mảnh đất đó.



Tin liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE :
0987337777

support LS Tú Anh
098 700 7777
support LS Trịnh Hậu
098 887 6556

Tin tức mới