Một số vấn đề về tranh chấp đất đai

Từ xa xưa đến nay, cha ông ta đã quan niệm rằng "Tấc đất, tấc vàng". Chính câu tục ngữ này đã nói lên được giá trị của đất đai đó là tư liệu sản xuất cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội. Bởi vì giá trị đặc biệt của đất đai rất to lớn nên những tranh chấp liên quan đến vấn đề này phát sinh một cách phổ biến trong xã hội. Việc giải quyết thỏa đáng những tranh chấp về đất đai sẽ giúp cho các bên giải quyết những xung đột, mâu thuẫn, qua đó góp phần tạo ra sự ổn định cho xã hội.

So với Luật đất đai 2003, Luật đất đai năm 2013 có một số sửa đổi về cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai, trong đó có những điểm mới về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai.

1, Khái niệm về tranh chấp đất đai.

Theo khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Trong khái niệm này chúng ta cần lưu ý: đối tượng của tranh chấp đất đai không phải là quyền sở hữu đất, các chủ thể tham gia tranh chấp không phải là các chủ thể có quyền sở hữu đối với đất bởi đất đai được quy định thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý (trong Điều 53 Hiến pháp 2013 và Điều 4 Luật đất đai 2013 quy định).

2, Đặc điểm của tranh chấp đất đai.

- Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp.

- Các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất, không có quyền sở hữu với đất đai.

- Tranh chấp đất đai là một vấn đề liên quan tới quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng tới lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng tới việc thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước.

- Tranh chấp đất đai không chỉ gây mất ổn định về tâm lý và đời sống của các bên tranh chấp, gây mất ổn định nội bộ nhân dân mà còn làm cho những quy định và chính sách của pháp luật Nhà nước không được thực hiện triệt để.

3, Các dạng tranh chấp đât đai phổ biến.

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất: là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với mảnh đất nào đó. Trong dạng trang chấp này chúng ta thường gặp các loại tranh chấp về ranh giới đất; tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly hôn, thừa kế; tranh chấp để đòi lại đất (đất đã cho người khác mượn sử dụng mà không trả lại, hoặc tranh chấp giữa người dân tộc thiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế mới...).

- Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất:

dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dâ sự về quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư,...

- Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: đây là những tranh chấp liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì. Thông thường những tranh chấp này cũng dễ có cơ sở để giải quyết vì trong quá trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xác định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

 4, Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai.

- Luôn đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.

- Bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích tự hòa giải trong nội bộ nhân dân.

- Việc giải quyết nhằm mục đích ổn định kinh tế, xã hội, gắn với phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động có việc làm, phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương.

lập vi bằng 27/7, lap vi bang 24/7, lập vi bằng tại hà nội

>> Lập vi bằng

 >>> Xem thêm:



Tin liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE :
0987337777

support LS Tú Anh
098 700 7777
support LS Trịnh Hậu
098 887 6556

Tin tức mới