Trước đây, theo quy định tại Điều 492 của Bộ luật dân sự 2005: Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, Hợp đồng thuê nhà có thể được công chứng hoặc không công chứng theo yêu cầu của các bên. (theo Nghị quyết số 52/NQ-CP của Chính phủ ngày 10/12/2010).
Từ ngày 1/1/2017 Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực thi hành sẽ bãi bỏ quy định về Hợp đồng cho thuê nhà và thay thế bằng một dẫn chiếu về Điểu 121 Luật nhà ở 2014 đã kế thừa và chính thức điều chỉnh cụ thể khi loại bỏ điều khoản về công chức, chứng thực này đối với Hợp đồng thuê nhà thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên.
Mặt khác, theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 thì:
“b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;”
Như vậy, đối với hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực mà chỉ khi có yêu cầu của các bên trong hợp đồng mới phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực.
Tuy nhiên, công chứng hợp đồng thuê nhà sẽ đảm bảo giá trị pháp lý tốt hơn cho các bên, nên vẫn luôn được cơ quan chức năng khuyến khích thực hiện, hạn chế tranh chấp xảy ra.
>>Xem thêm:
- Thủ tục khi sửa chữa nhà cửa
- Xử lý lấn chiếm đất khi xây dựng nhà ở
>> Lập vi bằng