Theo quy định của pháp luật lao động, khi người lao động bị mất việc làm, người sử dụng lao động có nghĩa vụ chi trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc cho người lao động sau khi đã trừ đi mức bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động đã được hưởng.
Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:
“Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.”
Như vậy, khi người lao động bị cho thôi việc thì có thể được hưởng 2 loại trợ cấp là:
- Trợ cấp thất nghiệp do phía bảo hiểm xã hội chi trả (nếu có đóng bảo hiểm thất nghiệp). Được quy định chi tiết tại Mục 3 Chương 6 của Luật Việc làm năm 2013 và Mục 3 Chương 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
- Trợ cấp thôi việc do người sử dụng lao động chi trả. Được quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động và Điều 14, 15 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động
>>>>>> Xem thêm