Hỏi: Xin chào luật sư, tôi có một câu hỏi muốn nhờ các luật sư tư vấn. Tôi đã lấy chồng, có hai con nhỏ và đã nhập khẩu vào nhà chồng, nhưng hiện tại vợ chồng tôi đã ly thân. Tôi cùng hai con đang ở với bố mẹ đẻ. Vì để thuận tiện cho việc đi học của các con cũng như việc đi làm của tôi, tôi muốn tách khẩu nhưng chồng và bố mẹ chồng tôi không đồng ý. Vậy tôi phải làm thế nào?
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty luật TNHH Đại Dương Long, về câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 1 điều 27 luật Cư trú, các trường hợp được tách hộ khẩu bao gồm:
“a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu.
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 điều 25 và khoản 2 điều 26 của luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản”.
Theo thông tin mà bạn cung cấp thì bạn thuộc đối tượng được quy định tại điểm b điều khoản này. Vì vậy, để tách được hộ khẩu bạn cần được chủ hộ đồng ý bằng văn bản.
Trong trường hợp bố mẹ chồng và chồng bạn không đồng ý, bạn vẫn có thể tách hộ khẩu. Tuy nhiên, để thực hiện thủ tục này, bạn phải có nơi cư trú hợp pháp nghĩa là bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú theo thủ tục quy định tại điều 21 Luật Cư trú:
“Điều 21. Thủ tục đăng ký thường trú:
- Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:
a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã
b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
>> Lập vi bằng
- Vi bằng phổ biến liên quan đến Bất động sản
- Lập Vi bằng ghi nhận giao dịch liên quan đến nhà ở riêng lẻ, đất ở, chung cư, đất nông nghiệp
- Thừa phát lại lập Vi bằng ghi nhận thỏa thuận về lối đi chung
Sau khi thực hiện xong thủ tục này, bạn có thể tiến hành xóa đăng ký thường trú tại nơi ở cũ theo quy định tại điểm đ khoản 1 điều 22:
“Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:
đ: Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ”
Theo đó, thủ tục xóa hộ khẩu thường trú sẽ được thực hiện theo quy định tại thông tư số 35/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 quy định chi tiết một số đều và biện pháp thi hành luật cư trú:
"a) Đối với các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo đã đăng ký thường trú của cơ quan đăng ký cư trú nơi công dân chuyển đến, phải thông báo cho người bị xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình mang sổ hộ khẩu đến làm thủ tục xóa tên trong sổ đăng ký thường trú, xóa tên trong sổ hộ khẩu (đối với trường hợp không chuyển cả hộ), thông báo việc đã xóa đăng ký thường trú cho Công an huyện;
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo việc xóa đăng ký thường trú của Công an xã, thị trấn; Công an huyện phải chuyển hồ sơ đăng ký thường trú cho Công an cùng cấp nơi công dân chuyển đến và thông báo cho tàng thư căn cước công dân;
b) Đối với các huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo đã đăng ký thường trú của cơ quan đăng ký cư trú nơi công dân chuyển đến, phải thông báo cho người bị xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình mang sổ hộ khẩu đến làm thủ tục xóa tên trong sổ đăng ký thường trú, xóa tên trong sổ hộ khẩu (đối với trường hợp không chuyển cả hộ), thông báo việc đã xóa đăng ký thường trú cho tàng thư căn cước công dân và Công an xã, phường, thị trấn; đồng thời, phải chuyển hồ sơ đăng ký thường trú cho Công an cùng cấp nơi công dân chuyển đến.
Quá thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú mà đại diện hộ gia đình không làm thủ tục xóa đăng ký thường trú theo quy định thì Công an xã, phường, thị trấn nơi có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú lập biên bản, yêu cầu hộ gia đình làm thủ tục xóa đăng ký thường trú. Sau thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu đại diện hộ gia đình không làm thủ tục xóa đăng ký thường trú thì Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành xóa đăng ký thường trú"
Như vậy, trong trường hợp của bạn, để tách hộ khẩu có thể thực hiện thủ tục đăng ký thường trú tại nơi ở mới và thủ tục xóa đăng ký thường trú tại nơi ở mới nói trên.
>>> Xem thêm: