Tại Việt Nam, giúp việc gia đình đang dần trở thành một nghề phổ biến do nhu cầu với nhóm lao động này là rất lớn. Tuy nhiên, lao động giúp việc gia đình (LĐGVGĐ) thường là phụ nữ, xuất thân chủ yếu từ nông thôn, gia cảnh khó khăn, nghề nghiệp không ổn định, một số lớn tuổi không có chồng, bị góa hoặc ly hôn, thuộc những đối tượng có trình độ thấp,ít hiểu biết xã hội và hầu như chưa qua đào tạo nghề. Chính vì vậy, khi xảy ra xích mích, xung đột với gia chủ hoặc bị gia chủ ngược đãi, LĐGVGĐ hoặc là cố gắng chịu đựng, hoặc là phải bỏ việc giữa chừng mà không nhận được bất kì khoản bồi thường nào.
Bộ luật Lao động năm 2012 đã có một bước tiến bộ so với BLLĐ năm 1994 khi công nhận giúp việc gia đình là một nghề. Do vậy, người giúp việc gia đình cũng có đầy đủ các quyền như những lao động tay nghề khác trong quy định của BLLĐ 2012.
Cụ thể, Điều 5 BLLĐ 2012, các quyền chung của người lao động:
a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
đ) Đình công
Ngoài ra, họ còn có một số quyền khác như: kí kết hợp đồng lao động, được đóng bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc… Hay khi xảy ra tranh chấp giữa LĐGVGĐ và gia chủ sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Đặc biệt, tranh chấp của quan hệ lao động này thuộc 1 trong các trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải, có thể nộp đơn trực tiếp lên tòa án.
Sự công nhận giúp việc gia đình là một nghề của BLLĐ 2012 đã giúp bảo vệ quyền lợi của nhóm người lao động này. Và đồng thời cũng tăng thêm trách nhiệm, nghĩa vụ của LĐGVGĐ, hạn chế hành vi gây thiệt hại (thương là về vật chất) cho gia chủ.
>>> Xem thêm: