Quyền chuyển đổi giới tính - Quy định mới của BLDS năm 2015

Quyền chuyển đổi giới tính – Quy định mới của BLDS năm 2015

Sáng 24/11/2015, Quốc hội thông qua Bộ luật Dân sự sửa đổi (BLDS năm 2015), trong đó có quy định về chuyển đổi giới tính và các quyền, nghĩa vụ liên quan. Trong tổng số 446 đại biểu tham gia có 399 đại biểu tán thành với Điều 37 về chuyển đổi giới tính, 43 đại biểu không tán thành, 4 đại biểu không tham gia biểu quyết.

Người chuyển giới (transgender) hay hoán tính, là trạng thá tâm lý giới tính của một người không phù hợp với giới tính của cơ thể. Chẳng hạn, một người sinh ra với cơ thể nam nhưng cảm nhận giới tính mình là nữ hoặc một người sinh ra với cơ thể nữ nhưng lại cảm nhận giới tính của mình là nam. Cảm nhận này không phụ thuộc vào việc người đó có làm phẫu thuật chuyển đổi giới tính hay chưa. Trong trường hợp người chuyển giới mà thực hiện phẫu thuật theo giới tính mình mong muốn gọi là người chuyển giới đã phẫu thuật.

BLDS Việt Nam hiện hành (BLDS năm 2005) chưa cho phép Người chuyển giới được phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Việt Nam hiện mới chỉ cho phép xác định lại giới tính "trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính” (Điều 36 BLDS năm 2005). Trong khi đó, theo nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 5/8/2008 thì việc "thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính" là hành vi bị cấm.

Nhiều người chuyển giới Việt Nam vì mong muốn được sống đúng với giới tính của mình nên đã ra nước ngoài (thường là Thái lan, Hồng Công..) để phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Do quyền chuyển đổi giới tính hiện không được pháp luật thừa nhận nên sau khi chuyển giới, người chuyển giới không được phép làm lại giấy tờ hộ tịch dẫn đến tình trạng người đã được phẫu thuật chuyển giới có hình dạng bên ngoài và cơ quan sinh dục là nữ nhưng trên chứng minh nhân dân, hộ chiếu và giấy khai sinh, hộ khẩu của họ vẫn ghi là "nam" và ngược lại. Hệ quả giới tính và hình thể thay đổi khác với giới tính trên giấy tờ tùy thân đã gây cho người chuyển giới rất nhiều khó khăn trong giao dịch như đi lại, đứng tên sở hữu tài sản, xin việc làm..., ngoài ra điều này cũng khiến họ gặp phải sự kỳ thị, phân biệt đối xử bởi nhiều người xung quanh xã hội. Người chuyển giới cũng không thể thực hiện được các nhu cầu chính đáng như kết hôn hay nhận con nuôi vì bản thân hình thể và giấy tờ hộ tịch khác nhau. Ngoài ra, do không được công nhận giới tính sau chuyển đổi nên người chuyển giới cũng không đựơc bảo vệ khi bị xâm phạm thân thể.

Trước thực tế đó, với 89,5% đại biểu tán thành, BLDS sửa đổi đã lần đầu tiên ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính:

“Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan” (Điều 37).

Tuy  nhiên, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng cho biết: “Bộ luật Dân sự (sửa đổi) thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính nhưng để thực thi quyền thì phải chờ luật, tức là việc chuyển đổi giới tính hiện nay vẫn chưa được phép. Đây là bước mở ra để đạo luật riêng về vấn đề chuyển giới được xây dựng, ban hành. Khi nào luật có hiệu lực thì việc chuyển giới mới được thực hiện”.



Tin liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE :
0987337777

support LS Tú Anh
098 700 7777
support LS Trịnh Hậu
098 887 6556

Tin tức mới