Hiện nay, rất nhiều người sử dụng lao động lưu giữ giấy tờ (bao gồm cả giấy tờ gốc) của người lao động để thực hiện đảm bảo cho một nghĩa vụ nào đó.
Theo Khoản 3 Điều 47, BLLĐ 2012 về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động quy định như sau:
Khoản 3, Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động quy định:
"3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động"
Như vậy, Pháp luật đã quy định người sử dụng lao động phải trả lại “những giấy tờ khác” đã giữ lại của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, giấy tờ khác là giấy tờ gì thì pháp luật không có quy định cụ thể. Hơn nữa, pháp luật chỉ xử lí những hành vi giữ giấy tờ gốc của người lao động như các văn bằng gốc, giấy tờ gốc ... mà không xử phạt hành vi giữa những giấy tờ được công chứng, chứng thực.
Do đó, nếu người lao động có yêu cầu, và nếu công ty có đủ điều kiện trả lại thì NSDLĐ sẽ trả lại cho người lao động. Nếu đã thất lạc, hoặc bị hỏng do một nguyên nhân nào thì phía NSDLĐ không có trách nhiệm phải trả lại những giấy tờ là bản sao chứng thực.
>>Xem thêm: