Chở hàng hóa cồng kềnh, xếp hàng quá giới hạn quy định trên xe là hành vi phổ biến đối với người dân Việt Nam với quan niệm chở được thêm càng nhiều, càng tiết kiệm thời gian và chi phí. Nhất là trong dịp Tết đến, nhịp sống thêm hối hả, thục giục mọi người nhanh chóng kết thúc công việc của năm cũ nên những người chở hàng cứ “cố gắng xếp thêm chút nữa”. Không những vậy, nhu cầu các mặt hàng bánh kẹo, thực phẩm, quà tết luôn ở mức cao nên yêu cầu quá trình vận chuyển hàng lại càng đòi hỏi phải nhanh phải nhiều. Nhưng hiện trạng này hết sức nguy hiểm, pháp luật Việt Nam luôn luôn nghiêm cấm.
Chở hàng quá tải trọng cho phép tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm, không chỉ đe dọa tính mạng của người chở hàng mà còn nguy hại đến người tham gia giao thông khác, nhưng người dân vẫn ngang nhiên sai phạm. Vì vậy, quy định về hạn mức xếp hành hóa trên xe gắn máy, xe thô sơ tại Thông tư số 46/2016/TT-BGTVT đã có sự thay đổi so với Thông tư số 46/2014/TT-BGTVT cùng với đó là tăng mức phạt vi phạm.
1. Hạn mức xếp hàng hóa
Tại Thông tư số 46/2014/TT-BGTVT Quy định về giới hạn chiều cao, chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa lên xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự, như sau:
“a) Xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng về mỗi bên là 0,3 mét và vượt quá về phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét theo thiết kế của nhà sản xuất; chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy là 2,0 mét;
b) Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe, không vượt phía trước và phía sau xe quá 1,0 mét.”
Tuy nhiên tới Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT, hạn mức xếp hàng hóa đã giảm xuống là:
Điều 19 Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ:
“4. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.
5. Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe.”
2. Mức xử phạt hành vi vi phạm
Khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cố tình chở hàng hóa vượt mức cho phép sẽ phải chịu xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Cụ thể như sau:
- Mức xử phạt đối với xe gắn máy
Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
"4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây
k) Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;"
- Mức xử phạt đối với xe thô sơ
Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
"2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây
g) Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển"
>>> Xem thêm