Đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền theo quy định của bộ luật dân sự 2015

Hợp đồng ủy quyền là một trong những loại hợp đồng dân sự cơ bản, được sử dụng rất nhiều trong thực tế. Hợp đồng ủy quyền nằm trong nhóm hợp đồng có đối tượng là công việc. Tuy nhiên đặc trưng của nó so với các hợp đồng thực hiện công việc khác ở chỗ bên được ủy quyền thực hiện công việc nhân danh người khác chứ không phải nhân danh mình.

Theo quy định tại điều 562 BLDS 2015: “Hợp đồng ủy quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”

Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền: là trường hợp chấm dứt hợp đồng theo ý chí của một trong hai bên chủ thể, được quy định cụ thể tại điều 569 BLDS 2015.

Điều 569. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền

1. Trường hợp uỷ quyền có thù lao, bên uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được uỷ quyền tương ứng với công việc mà bên được uỷ quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu uỷ quyền không có thù lao thì bên uỷ quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được uỷ quyền một thời gian hợp lý.

Bên uỷ quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên uỷ quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng uỷ quyền đã bị chấm dứt.

2. Trường hợp uỷ quyền không có thù lao, bên được uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên uỷ quyền biết một thời gian hợp lý; nếu uỷ quyền có thù lao thì bên được uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên uỷ quyền, nếu có.

Theo đó, bên được ủy quyền hay bên ủy quyền đều có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào.

Trong trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải báo trước cho bên kia trước một khoảng thời gian hợp lý. Còn trường hợp có thù lao thì không những phải báo trược một khoảng thời gian hợp lý mà bên ủy quyền còn phải trả thù lao cho bên ủy quyền ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại (trong trường hợp bên ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng) và nếu bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thì cũng phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền.

Điều 569 BLDS 2015 còn quy định nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho người thứ ba của người ủy quyền khi họ đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Quy định này nhằm tránh gây thiệt hại cho người thứ ba do việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền gây nên. Nếu vi phạm nghĩa vụ này thì cam kết giữa người được ủy quyền và người thứ ba vẫn có hiệu lực đối với người ủy quyền. Còn nếu bên ủy quyền đã thông báo hoặc trường hợp người thứ ba biết hoặc buộc phải biết rằng, hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt mà vẫn ký kết với người được ủy quyền thì hợp đồng đó không có hiệu lực với người ủy quyền.

Trong một số trường hợp, các bên ủy quyền phải đến tổ chức đã công chứng hợp đồng ủy quyền trước đó để làm thủ tục hủy hợp đồng ủy quyền.

Thời điểm chấm dứt hợp đồng ủy quyền

Theo quy định tại khoản 3 Điều 428 Bộ luật dân sự năm 2015 về Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự thì khi Hợp đồng dân sự bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì Hợp đồng chấm dứt “từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt”. Theo đó, thời gian hợp lý để thông báo chấm dứt thực hiện Hợp đồng ủy quyền có thể hiểu là một khoảng thời gian để đảm bảo về việc Bên ủy quyền nhận được thông báo chấm dứt.

lập vi bằng 27/7, lap vi bang 24/7, lập vi bằng tại hà nội

>> Lập vi bằng

>>> Xem thêm:



Tin liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE :
0987337777

support LS Tú Anh
098 700 7777
support LS Trịnh Hậu
098 887 6556

Tin tức mới