Sở hữu là một phạm trù kinh tế trong quá trình chiếm hữu sử dụng định đoạt tài sản. Vấn đề sở hữu luôn là vấn đề quan trọng mà bất cứ chủ thể dân sự cũng quan tâm. Vì theo nguyên tắc chung của luật dân sự chỉ khi nào một người chiếm hữu tài sản một cách có căn cứ pháp luật, thì quyền lợi của họ mới được công nhận và bảo vệ.Vậy khi chúng ta chiếm hữu được tài sản mà không phải của chúng ta thì hậu quả pháp lý sẽ như thế nào?
1. Khái niệm:
- Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu của một người đối với tài sản mà không dựa trên những căn cứ mà pháp luật quy định (cụ thể được Bộ luật dân sự 2015 từ điều 183 đến điều 188).
Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật bao gồm chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình.
- Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình là việc chiếm hữu của một người đối với tài sản mà không biết hoặc không thể biết (pháp luật không buộc phải biết) việc chiếm hữu đó là không có căn cứ pháp luật.
- Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình việc chiếm hữu của một người đối với tài sản mà biết hoặc không biết nhưng pháp luật buộc phải biết việc chiếm hữu đó là không có căn cứ pháp luật.
2. Quy định cụ thể:
- Điều 183 BLDS2015. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau đây:
1. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
2. Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản;
3. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
4. Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;
5. Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;
6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
- Điều 189. Quy định chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình
Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại Điều 183 của Bộ luật này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.
- Hậu quả pháp lý của chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình
Điều 194 BLDS2015 Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu
1. Quyền sử dụng tài sản có thể được chuyển giao cho người khác thông qua hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.
Người không phải là chủ sở hữu có quyền sử dụng tài sản đúng tính năng, công dụng, đúng phương thức.
2. Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cũng có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo quy định của pháp luật.
Như vậy pháp luật vẫn bảo vệ quyền lợi cho những trường hợp chiếm hữu, sử dụng, được lợi từ tài sản không có căn cứ pháp luật. Họ vẫn có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản không có căn cứ pháp luật theo quy định của pháp luật khi chủ tài sản kiện đòi lại tài sản. Còn chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình thì phải trả lại tài sản và toàn bộ hoa lợi, lợi tức từ tài sản đó;
>> Lập vi bằng
- Vi bằng phổ biến liên quan đến Bất động sản
- Lập Vi bằng ghi nhận giao dịch liên quan đến nhà ở riêng lẻ, đất ở, chung cư, đất nông nghiệp
- Thừa phát lại lập Vi bằng ghi nhận thỏa thuận về lối đi chung
>>> Xem thêm: