Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ lao động. Sau khi ký kết hợp đồng, vì một số lý do nào đó mà người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng và có sự hỗ trợ cho người lao động, thì người sử dụng lao động không được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Các trường hợp đó được quy định tại điều 39 Bộ luật Lao động như sau:
1. Người lao động bị ốm đau, hoặc tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang được điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh chữa bệnh có thẩm quyền. Trừ trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng không xác định thời hạn, 6 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng xác định thời hạn và quá nửa thời hạn lao động đối với người làm việc theo hợp đồng có thời hạn theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa phục hồi ( khoản 1 điều 38)
2. Người lao động đang nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng hoặc những trường hợp được người sử dụng lao động đồng ý
3. Lao động nữ với lý do nghỉ kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trừ trường hợp người sử dụng lao động là các nhân chết, hoặc bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải các nhân đã chấm dứt hoạt động. ( khoản 3 điều 155)
4. Người lao động nghỉ theo chế độ thai sản theo quy định của luật Lao động và luật bảo hiểm xã hội
>>> Xem thêm: