Các quy định của pháp luật về hợp đồng học nghề

Học nghề là hình thức đào tạo nghề rất phổ biến, pháp luật cũng điều chỉnh khá chi tiết về vấn đề nội dung, phân loại, mục đích...học nghề, đặc biệt là vấn đề hợp đồng học nghề.

1. Hợp đồng học nghề:

Hợp đồng học nghề lao động là sự thỏa thuận về quyền lợi và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở dạy nghề với người học nghề, hoặc giữa người sử dụng lao động với người lao động trong trường hợp học nghề theo hình thức kèm cặp tại doanh nghiệp. 

Khoản 1 điều 62 Bộ luật lao động 2012 quy định : " Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. " 

Như vậy, hợp đồng đào tạo nghề là bắt buộc trong trường hợp người lao động học nghề từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả là kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động. 

2. Nội dung hợp đồng học nghề:hợp đồng học nghề phải có các nội dung sau đây( khoản 2 Điều 62 Bộ Luật Lao động năm 2012)

a) Nghề đào tạo;

b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;

c) Chi phí đào tạo;

d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;

đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Bên cạnh đó, trong những trường hợp đặc biệt, nội dung chủ yếu của hợp đồng học nghề có sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế. Trường hợp học nghề theo hình thức kèm cặp tại doanh nghiệp, ngoài những nội dung chủ yếu nêu trên, trong hợp đồng học nghề phải thỏa thuận thêm nội dung về tiền lương của người học, như: mức lương trả cho người học và thời điểm bắt đầu trả lương.

Khoản 2 Điều 61 Bộ luật lao động 2012: " Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận." Như vậy mức lương trả cho người học nghề do hai bên thỏa thuận tùy thuộc vào mức độ làm lợi của người lao học cho doanh nghiệp, nhưng không được thấp hơn 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. 

3. Chấm dứt hợp đồng học nghề:

Hợp đồng học nghề có thể chấm dứt trong các trường hợp: hết hạn hợp đồng, khóa học kết thúc, người học nghề đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, hai bên cùng thảo thuận chấm dứt hợp đồng hoặc một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng. 

Khi hợp đồng học nghề chấm dứt, cần xác định quyền lợi và trách nhiệm các bên ( phụ thuộc chủ yếu vào việc chấm dứt hợp đồng là hợp pháp hay trái pháp luật).

 Xem thêm: Hồ sơ đăng kí thường trú

Thành phần giải quyết việc dân sự



Tin liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE :
0987337777

support LS Tú Anh
098 700 7777
support LS Trịnh Hậu
098 887 6556

Tin tức mới