Công bố dụng cụ làm bằng gốm sứ sử dụng trong thực phẩm

Ly, chén, đĩa … là những vật dụng bằng sứ không thể thiếu trong mỗi gian bếp, ngoài chức năng để chứa đựng và bảo quản thực phẩm nó có khả năng kích thích vị giác và tạo sự ngon miệng. Tuy nhiên, để chọn mua được những sản phẩm được làm bằng sứ an toàn, đạt chất lượng không phải là điều đơn giản đối với nhiều bà nội trợ.

1, Sự cần thiết của việc công bố.

Bên cạnh các bao bì, dụng cụ nhựa hay bao bì, dụng cụ bằng kim loại,.. thì bao bì, dụng cụ bằng gốm sứ khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm sẽ có nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người thông qua thực phẩm nếu sản phẩm không đạt chất lượng yêu cầu là vô cùng lớn. o đó khi đơn vị CÔng bố hợp quy bao bì, dụng cụ bằng gốm sứ là bằng chứng để các tổ chức sản xuất, chứng minh sản phẩm của mình đã đươc kiểm soát chặt chẽ khỏi mối nguy hại vật lý, các loại vi sinh vật, không chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

2, Cơ sở pháp lý.

  • Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12.
  • Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều luật an toàn thực phẩm.
  • Thông tư 19/2012/TT-BYT hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
  • Thông tư số 35/2015/TT-BYT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp thực phẩm.
  • QCVN 12-4:2015/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

3, Phân loại.

Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 Quy định giới hạn tối đa kim loại nặng thôi nhiễm từ dụng cụ chứa đựng thực phẩm bằng gốm sứ gồm các loại sau:

  • Dụng cụ chứa đựng bằng gốm sứ có lòng nông phẳng
  • Dụng cụ bằng gốm sứ có lòng sâu cỡ nhỏ
  • Dụng cụ bằng gốm sứ có lòng sâu cỡ lớn
  • Dụng cụ bằng gốm sứ có lòng sâu dùng để bảo quản
  • Cốc, chén bằng gốm sứ
  • Dụng cụ bằng gốm sứ dùng để nấu thực phẩm.

 4, Chuẩn bị hồ sơ.

  • Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
  • Bản thông tin chi tiết và sản phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.
  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu theo quyết định số 46/2007/QĐ-BYT quy định giới hạn tối đa kim loại nặng thôi nhiễm từ dụng cụ chứa đựng thực phẩm bằng gốm sứ, còn thời hạn trong vòng 06 tháng, bản gốc hoặc sao y công chứng).
  • Quy trình sản xuất, thuyết minh quy trình.
  • Dự thảo nội dung ghi nhãn sản phẩm.
  • Kế hoạch giám sát định kỳ.
  • Kế hoạch kiểm soát chất lượng.
  • GIấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương nếu có (Bản sao công chứng).

>>> Xem thêm: 



Tin liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE :
0987337777

support LS Tú Anh
098 700 7777
support LS Trịnh Hậu
098 887 6556

Tin tức mới