Thịt hun khói hay thịt xông khói hay thịt muối xông khói là một món thịt được chê biến sẵn với nguyên liệu từ thịt động vật và được chế biến bằng phương pháp xông khói hay hun khói. Đây là loại thực phẩm có nguồn gốc từ châu Âu và là một món ăn phổ biến ở châu Âu. Là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, thịt hun khói có màu đỏ tươi và có thể có nhiều kích cỡ, thịt phải bao gồm cả da heo dính kèm, khi chế biến có thể ướp thêm muối. Ở Việt Nam, thịt hun khói thường được dùng làm thức ăn kẹp vào bánh mì hoặc bánh Sandwich và dùng cho bữa ăn sáng.1. Căn cứ pháp lý:
- Luật An Toàn Thực Phẩm số 55/2010/QH12,
- Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều luật an toàn thực phẩm
- Thông tư 19/2012/TT-BYT hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
2. Lợi ích của việc công bố chất lượng thịt hun khói:
- Giúp doanh nghiệp có được chỗ đứng trên thị trường ngay khi mới bước chân vào đó.
- Giúp tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp chưa có giấy công bố chất lượng
- Tạo được niềm tin cũng như một phần ấn tượng đối với khách hàng, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng trong tương lai, cũng như khi tung ra sản phẩm mới
3. Thành phần hồ sơ:
3.1. Hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng thịt hun khói trong nước
- Giấy phép đăng ký kinh doanh bản sao công chứng của công ty công bố
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (02 bản sao công chứng)
- Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ
3.2. Hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng thịt hun khói nhập từ nước ngoài
- Giấy phép đăng ký kinh doanh bản sao công chứng của công ty công bố
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm – Certificate Of Analysis: 02 bản chính hoặc sao y chứng thực (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan).
Ghi chú: CA hợp lệ phải do trung tâm kiểm nghiệm độc lập có chức năng phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025, cung cấp giấy chứng nhận ISO 17025. Trường hợp không có giấy phân tích thành phần này thì phải kiểm nghiệm tại các trung tâm kiểm nghiệm có chức năng tại Việt Nam.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do – Certificate of Free Sale
- Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân).
>>> Xem thêm: