Xử lý vi phạm kỷ luật lao động

Dưới góc độ pháp lý, kỷ luật lao động là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức cũng như các biện pháp xử lý đối với những người không chấp hành các quy định đó. Trong phạm vi doanh nghiệp thì “Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.”(Điều 118 Bộ luật Lao động năm 2012).

Xử lý vi phạm kỷ luật lao động là 1 trong 2 nội dung lớn của kỷ luật lao động và được quy định trong chương VIII của Bộ luật Lao động năm 2012 (BLLĐ 2012)

1. Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động

Điều 123 BLLĐ 2012 quy định 4 nguyên tắc mà người sử dụng lao động phải tuân thủ khi áp dụng xử lý kỷ luật lao động:

- Không áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

- Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

- Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

  • Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
  • Đang bị tạm giữ, tạm giam;
  • Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của BLLĐ 2012;
  • Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
  • Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Các nguyên tắc này bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động, và nhằm hạn chế việc xử lý kỷ luật lao động một cách bất hợp pháp

2. Các hình thức kỷ luật lao động

Điều 125 BLLĐ 2012 quy định các hình thức kỷ luật lao động bao gồm:

  • Khiển trách
  • Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức
  • Sa thải

Tùy thuộc vào từng mức độ vi phạm kỷ luật lao động mà người sử dụng lao động sẽ quyết định áp dụng một trong các hình thức kỷ luật nêu trên. Nhưng riêng với hình thức xử lý kỷ luật sa thải, Luật Lao động quy định chi tiết các trường hợp được áp dụng hình thức sa thải trong Điều 126 BLLĐ 2012.

3. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

Khác với quy định của BLLĐ 1994 và Nghị định 33/2003/NĐ-CP, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo BLLĐ 2012 đã kéo dài hơn gấp đôi, cụ thể :

  • Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng.
  • Khi hết thời gian quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 123, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
  • Khi hết thời gian quy định tại điểm d khoản 4 Điều 123, mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.” (Điều 124 BLLĐ 2012)

>>> Xem thêm:



Tin liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE :
0987337777

support LS Tú Anh
098 700 7777
support LS Trịnh Hậu
098 887 6556

Tin tức mới