Quy định chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra. Trong đó, bao gồm 2 loại trách nhiệm bồi thường, bồi thường thiêt hại theo hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hiện theo hợp đồng được thực hiện đơn giản hơn vì trách nhiệm của mỗi bên được thực hiện theo nội dung hợp đồng đã thỏa thuận. Ngược lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoại hợp đồng không được thực hiện theo hợp đồng mà được quy định tại các Điều từ Điều 604 đến Điều 630 Bộ luật dân sự 2005.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hình thành giữa các chủ thể bất kỳ mà trong đó, người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.

Căn cứ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng  bao gồm: lỗi cố ý hoặc vô ý; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khá; việc xâm phạm đó gây thiệt hại đến đối tượng.

(Nghị quyết số 03/2006/NQ- HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005và Điều 604 Bộ luật dân sự 2005)

Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc sau:

  1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
  3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được thực hiện theo Điều 606 Bộ luật dân sự 2005, theo đó:

  • Đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường
  • Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường thì có thể lấy tài sản của con chưa thành niên để đền bù phần còn thiếu nếu co chưa thành niên có tài sản riêng.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình
  • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Công ty Luật Đại Dương Long rất mong sẽ nhận được sự ủng hộ cũng như đóng góp ý kiến của quý khách hàng để chất lượng dịch vụ của công ty ngày càng hoàn thiện hơn.

Công ty Luật TNHH Đại Dương Long

  • 38/295 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: (+84) 3625 2358 – fax: (+84) 3863 1046
  • Hotline : 091 514 9999
  • Email: contact@luatdaiduonglong.com


Tin liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE :
0987337777

support LS Tú Anh
098 700 7777
support LS Trịnh Hậu
098 887 6556

Tin tức mới