Bảo lưu quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự 2015

Vấn đề: Bảo lưu quyền sở hữu

Trong BLDS 2005, vấn đề bảo lưu quyền sở hữu được đề cập đến trong Điều 461 Mua trả chậm, trả dần như một trường hợp riêng của hợp đồng mua bán tài sản, dạng hợp đồng này được giao kết với điều kiện trì hoãn, bảo lưu quyền sở hữu của các bên đối với tài sản bán. Tuy nhiên phải đến BLDS năm 2015, Bảo lưu quyền sở hữu mới được ghi nhận là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chính thức (từ Điều 331 đến Điều 334)

 Điều 331 BLDS năm 2015 quy định về bảo lưu quyền sở hữu như sau:

1. Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.

2. Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.

3. Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký”.

lập vi bằng 27/7, lap vi bang 24/7, lập vi bằng tại hà nội

>> Lập vi bằng

Như vậy, đối với biện pháp bảo đảm này, bên bán đã chuyển giao tài sản cho bên mua nhưng họ vẫn được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ. Thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm mà bên mua đã thanh toán đầy đủ tiền cho bên bán. Khi nhận được tài sản mua bán, bên mua được quyền sử dụng tài sản, khai thác công dụng mặc dù chưa được chuyển giao quyền sở hữu. Với tính chất này của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, đối tượng của quyền bảo lưu thường là tài sản có đăng kí quyền sở hữu (xe ô tô, xe máy, nhà…), bởi đối với loại tài sản này, bên mua chỉ có thể đăng kí được quyền sở hữu đối với tài sản khi có sự đồng ý của bên bán.

Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu được xây dựng trên lý thuyết về vật quyền bảo đảm (dùng để chỉ quyền trực tiếp và ngay tức khắc của bên nhận bảo đảm trên một tài sản ). Theo đó, quyền của bên nhận bảo đảm được bảo vệ mạnh mẽ hơn với tư cách là chủ thể sở hữu vật quyền bảo đảm. Vì thế mà bên bảo lưu quyền sở hữu sẽ có quyền truy đòi (đòi lại tài sản). Điều 332 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Đồng thời, BLDS năm 2015 cũng đã quy định cụ thể về Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản (Điều 332) và các trường hợp chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu (Điều 334).

Việc bổ sung theo biện pháp bảo lưu quyền sở hữu là bước tiến trong pháp luật về các biện pháp bảo đảm, vì bảo lưu quyền sở hữu cũng là biện pháp cần thiết đối với người có tài sản.

>>Xem thêm: Hợp đồng vay tài sản theo quy định Bộ luật dân sự 2015



Tin liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE :
0987337777

support LS Tú Anh
098 700 7777
support LS Trịnh Hậu
098 887 6556

Tin tức mới