Thủ tục xin cấp giấy xác nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp

Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang trở thành một vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay, cũng vì lẽ đó, một khi cơ sở sản xuất không đạt các điều kiện cần và đủ để đảm bảo VSATTP thì sản phẩm sẽ không thể tồn tại trên thị trường. Tuy nhiên, yếu tố con người là yếu tố đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo VSATTP của cơ sở, do đó việc cung cấp những kiến thức, những hiểu biết về VSATTP cho những người trực tiếp sản xuất là vô cùng quan trọng. Để được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì chủ cơ sở,  người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần phải có giấy chứng nhận về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau đây, công ty Luật Đại Dương Long xin được tư vấn cho quý khách hàng về thủ tục xin cấp giấy xác nhận này như sau:

1. Cơ sở pháp lí

  • Luật an toàn thực phẩm 2010
  • Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương ban hành
  • Thông tư 149/2013/TT-BTC quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

2. Thủ tục xin cấp giấy xác nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp

  • Bước 1: Tổ chức/cá nhân đề nghị cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Bước 2: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị hợp  lệ, Sở Công Thương lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo thời gian, địa điểm tiến hành xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức/cá nhân.
  • Bước 3: Sau 03 ngày làm việc kề từ ngày tổ chức kiểm tra, đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi, cơ quan có thầm quyền cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức/cá nhân đạt yêu cầu.

3. Hồ sơ xin cấp giấy xác nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp gồm có:

  • Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy Chứng minh thư nhân dân;
  • Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
  • Danh sách đề nghị kiểm tra để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (có đóng dấu xác nhận của tổ chức xin cấp Giấy xác nhân kiến thức về an toàn thực phẩm).

Số lượng hồ sơ : 01 bộ

Lưu ý: Nộp hồ sơ xin cấp giấy xác nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm bằng cách : gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Sở Công Thương (theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT).

4. Mẫu đơn, tờ khai

  • Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (theo Mẫu số 01a tại Phụ lục 4 Thông tư 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT)
  • Danh sách đề nghị kiểm tra để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (theo Mẫu số 01b tại Phụ lục 4Thông tư 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT)

5. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

  • Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm chỉ cấp cho những người đã trả lời đúng từ 80% tổng số câu hỏi (gồm các câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành) trở lên.
  • Nội dung kiến thức về an toàn thực phẩm bao gồm kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành về an toàn thực phẩm, trong đó:

+ Kiến thức chung về an toàn thực phẩm gồm: Các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm; các mối nguy an toàn thực phẩm; điều kiện an toàn thực phẩm; phương pháp bảo đảm an toàn thực phẩm; thực hành tốt an toàn thực phẩm.

+ Kiến thức chuyên ngành về an toàn thực phẩm gồm: Các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

 



Tin liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE :
0987337777

support LS Tú Anh
098 700 7777
support LS Trịnh Hậu
098 887 6556

Tin tức mới